Giỏ hàng

CÁCH DIỆT CHUỘT TẠI NHÀ VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH NGĂN CHUỘT VÀO NHÀ

Không ai muốn thấy sự xuất hiện của chuột, loài gặm nhấm gây hại trong nhà. Có nhiều cách tiêu diệt chuột nhưng không phải cách nào cũng đem lại hiệu quả. Thực hiện những cách diệt chuột tại nhà và cách ngăn chuột vào nhà sau để chúng không còn trở thành nỗi lo của gia đình. 

  1. Những điều cần biết trước khi thực hiện các cách diệt chuột tại nhà.

Trong những tháng mùa thu và đông, khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp là thời điểm chuột tìm cách vào nhà, nơi đảm bảo cho chúng nhiệt độ ấm áp, nguồn thức ăn sẵn có để duy trì sự sống. Ngoài phá tường, gặm nhấm đồ đạc, tấn công gây nhiễm độc, hư hại thức ăn, chuột còn tàn phá nghiêm trọng cấu trúc ngôi nhà và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe con người. 

tác hại của chuột

Chuột gây hại cho lương thực, thực phẩm

Trước khi áp dụng bất cứ cách diệt chuột tại nhà, điều quan trọng bạn cần sớm phát hiện những dấu hiệu chuột. Đa số các trường hợp, phân chuột là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự hiện diện của chúng. Phân chuột có hình dạng giống hạt gạo, màu đen hoặc nâu, dài khoảng 6mm. Phân chuột thường xuất hiện rải rác trên sàn nhà, đường chuột di chuyển. Nhưng đó không phải dấu hiệu nhận biết chuột duy nhất. Kiểm tra khu vực đựng thức ăn hoặc hộp thực phẩm xem có dấu vết gặm nhấm trên đó hay không.

phân chuột là dấu hiện nhận biết

Phân chuột

Sự xuất hiện của một con chuột đồng nghĩa với việc có những con khác đang ẩn náu ở đâu đó. Hay nói một cách đơn giản nếu có một con chuột tìm thấy đường vào vào nhà thì những con chuột khác cũng có thể và sẽ làm như vậy. Mặt khác, chuột sinh sản rất nhanh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm, mỗi lứa chuột lớn có thể đẻ từ 8 đến 12 con, chuột nhắt là từ 4 đến 6 con và có thể nuôi sống từ 40 đến 60% tùy theo loài. Vì vậy trung bình một năm mỗi con chuột cái có thể đẻ 30 đến 40 con chuột con và nuôi trưởng thành khoảng 20 con (đối với loài chuột nhắt).

chuột sinh sản rất nhanh

Chuột sinh sản rất nhanh

Giống như gián hay bất cứ loài gây hại nào khác, tốt nhất trước khi chúng kịp xâm nhập bạn nên chủ động ngăn chặn chúng ngay từ đầu. Tuy nhiên, ngay khi cả đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chuột vẫn có thể thông qua các vết nứt vào nhà thành công. Bất cứ khi nào phát hiện ra những dấu hiệu của những “vị khách không mời này” hãy làm theo những cách dưới đây để loại bỏ chuột hiệu quả.

>>> Tham khảo thêm: Tác hại của chuột 

  2. Cách diệt chuột tại nhà

Khảo sát và xác định vị trí hang chuột

Trước khi đặt bẫy, bạn cần khảo sát toàn bộ nhà, cố gắng xác định vị trí chuột đang sinh sống và ẩn náu, sau đó đặt bẫy xung quanh khu vực đó. Điều này mang lại hiệu quả diệt chuột hơn là đặt bẫy ngẫu nhiên.

Đặt bẫy

Đặt bẫy là một trong những cách hiệu quả để diệt chuột trong nhà. Đặt bẫy chuột tại những vị trí dễ bị tấn công: phía sau thùng rác, dọc theo chân tường. Hiện nay có nhiều loại bẫy chuột để bạn chọn lựa, tất cả các loại bẫy khá đa dạng về chức năng, giá thành và thiết kế. Dưới đây là một số loại bẫy chuột phổ biến:


- Bẫy kẹp: Đây là loại bẫy chuột phổ biến nhất. Bẫy kẹp dễ sử dụng, kích hoạt nhanh chóng. Nếu được sử dụng đúng cách, bẫy kẹp có thể là biện pháp hiệu quả loại bỏ toàn bộ chuột ra khỏi ngôi nhà. Các loại bẫy kẹp thường được dùng đó là: bẫy kẹp chuột bán nguyệt, bẫy kẹp nhựa...

- Bẫy điện ( Máy bắt chuột): Loại bẫy này sẽ dụ chuột vào lồng trước khi diệt chuột bằng cú sốc điện với cường độ đủ mạnh. Khi sử dụng loại bẫy điện, ta cần chú ý tính an toàn của loại bẫy này, mua từ cơ sở uy tín được cấp phép. Một số loại bẫy điện tự chế, sử dụng nguồn điện cao thế gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe con người bị cấm sử dụng.

- Bẫy dính: Loại bẫy đơn giản nhất trong các loại bẫy chuột. Chuột bị dính cố định vào một bảng keo dính cho đến khi con người bắt hoặc giết chúng. Bẫy dính này nhược điểm chỉ có thể sử dụng một lần khiến chúng hoạt động kém hiệu quả hơn các loại bẫy chuột khác.

- Bẫy lồng: Đây là loại bẫy dạng lồng kim loại hoặc hộp nhựa kín có cửa kích hoạt để chuột dễ dàng chui và và không thể mở để thoát ra cho đến khi bạn mở lồng và bắt lấy chuột. 

cách diệt chuột tại nhà bằng bẫy chuột

Bẫy chuột phổ biến

 

Trừ bẫy dính, tất cả các loại bẫy chuột cần mồi thu hút chuột đến và sập bẫy. Ngoài bơ đậu phộng là loại mồi phổ biến, bạn cũng có thể sử dụng sô cô la hoặc các loại hạt để dụ chuột vào bẫy.

Dọn dẹp tầng hầm, nhà để xe

Đối với chuột, ô tô là nơi ẩn náu ưa thích không kém trong nhà. Khi xâm nhập vào tầng hầm hoặc nhà để xe, chuột chui lên xe và làm tổ trong mui xe ô tô, và bắt đầu nhai dây điện làm hỏng động cơ xe. Đặt một số bẫy chuột trong nhà tầng hầm hoặc nhà xe để loại trừ bất kỳ con chuột nào xâm nhập.

Nếu đã dùng thử mọi cách nhưng không có kết quả, hãy liên hệ với công ty kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp

Một công ty kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn xử lý mọi vấn đề bạn đang gặp phải với loài chuột. Kỹ thuật viên sau khảo sát sẽ đánh giá tình trạng ngôi nhà bạn đang gặp phải, lên phương án xử lý, xác định vị trí đặt bẫy và loại bẫy phù hợp. Định kỳ công ty sẽ có kỹ thuật đến kiểm tra bẫy, tư vấn khách hàng các biện pháp ngăn chặn chuột xâm nhập đảm bảo không còn bất cứ con chuột nào ẩn náu trong nhà.

cách diệt chuột tại nhà bằng dịch vụ diệt chuột

Dịch vụ diệt chuột chuyên nghiệp

>>> Tùm hiểu ngay: Dịch vụ diệt chuột chuyên nghiệp

   3. Cách ngăn chuột vào nhà

Sau khi đã tiêu diệt hoàn toàn lũ chuột khỏi nhà, hãy làm những cách sau để ngăn sự trở lại của loài gặm nhấm này

Sửa chữa khe hở, bịt kín các đường có khả năng là đường đi của chuột

Bạn có biết chuột có thể chui qua khe hở có kích thước chỉ bằng một đồng xu. Ngay cả khi với kích thước nhỏ hơn, chúng cũng sẽ tìm cách gặm nhấm để mở rộng kích thước khe hở. Sử dụng xi măng hoặc lưới thép gia cố, bịt kín các khe hở có thể là điểm xâm nhập, chú ý cả đường ống dẫn vào nhà. Gắn tấm lưới chắn cho các lỗ thông hơi trong nhà.

Phát quang bụi rậm, cắt tỉa cành cây quanh nhà

Về cơ bản bụi rậm chính là nơi trú ẩn ưa thích của không chỉ chuột mà còn nhiều loài côn trùng gây hại khác. Leo trèo tốt là khả năng của loài chuột. Từ những nhánh cây, chuột thành công leo vào nhà từ mái, cửa sổ hoặc ống thông gió. Cắt tỉa tất cả cành cây vươn ra chạm vào nhà đồng nghĩa bạn đã cắt đứt đường xâm nhập của chúng.

Chặn nguồn thức ăn

Khi nhiệt độ xuống thấp, chuột liên tục tìm kiếm nguồn cung cấp thức ăn và sự ấm áp liên tục. Nhà bếp bừa bộn, thực phẩm thừa, đồ vụn thức ăn trong nhà bếp trở thành thiên đường của chuột. Nếu không muốn chuột thường xuyên ghé thăm căn bếp, hãy giữ cho căn bếp sạch sẽ, lưu trữ thức ăn trong hộp kín, không để thức ăn thừa của vật nuôi. Thùng rác phải được đổ hàng ngày. Sử dụng thùng rác có nắp đậy không để cho chuột có cơ hội tiếp cận.


>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ kiểm soát côn trùng toàn diện

Bài viết liên quan

NĂM CÁCH TIẾT KIỆM CHI PHÍ KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG CHO KHÁCH SẠN
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GỖ BỊ MỐI VÀ GỖ MỤC
💢[THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG] - KỸ THUẬT DỊCH VỤ KIỂM SOÁT CÔN TRÙNG💢
TIẾT LỘ 10 SỰ THẬT BẤT NGỜ VỀ LOÀI GIÁN ĐỨC Ở CHUNG CƯ